Dàn hòa hai nước bá chủ Tống Bình công

Hướng Thú nước Tống kết bạn với cả Triệu Mạnh nước Tấn và Lệnh doãn Tử Mộc nước Sở. Hướng Thú muốn chư hầu kết thúc nạn chiến tranh liên miên vì ngôi bá chủ giữa nước Tấn và nước Sở, bèn xin lệnh Tống Bình công. Bình công ưng thuận, cử Hướng Thú đi ngoại giao với 2 nước lớn Tấn, Sở đề nghị dàn xếp để hội chư hầu, trong đó cả hai nước Tấn và Sở đều làm bá chủ[9].

Hai nước lớn đồng tình với gợi ý của nước Tống, chư hầu thống nhất tổ chức hội nghị tại nước Tống.

Vào tháng 5 năm 546 TCN, chư hầu các nước đến hội họp, Tống Bình công đứng ra tổ chức. Hội chư hầu gồm có Tấn, Sở, Lỗ, Sái, Tần, Vệ, Trần, Trịnh, Hứa, Tào. Đây là hội chư hầu đầu tiên cả vua Tấn và vua Sở cùng làm bá chủ[10] và được xác định là hội nghị duy nhất có sự kiện này trong thời Xuân Thu[9].

Tại hội, Tấn Bình côngSở Khang vương cùng lên bôi sáp huyết thề trước tiên, sau đó đến các vua chư hầu nhỏ. Các chư hầu theo Tấn sang chào Sở Khang vương, các chư hầu theo Sở sang chào Tấn Bình công. TấnSở thống nhất coi TềTần là chư hầu hàng thứ 2. Sau khi bàn bạc, tới tháng 7 năm đó Tấn và Sở ký hiệp ước[11]. Từ đó trong một thời gian, các chư hầu bớt phải tham gia vào các liên minh tranh giành bá chủ giữa Tấn và Sở, do công lao của nước Tống.

Năm 534 TCN, nước Trần có loạn, các công tử tranh ngôi. Sở Linh vương sai công tử Khí Tật mang quân đánh Trần. Tống Bình công sai Đái Ác mang quân giúp Sở đánh Trần.